Tại Sao Phải Đội Mũ Bảo Hiểm – Có Cần Thiết Phải Đội Nón Bảo Hiểm Không

Nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự liên quan đến tình hình tai nạn giao thông …liên quan đến không đội mũ bảo hiểm.

  1. Tình trạng giao thông phức tạp ở Việt Nam

Điều này làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông – một con số kinh khủng và rùng rợn.
– Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông, để an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (dĩ nhiên là mũ phải đạt chất lượng) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…Tại các nước phát triển, hầu hết mọi người dân đều có ý thức tốt chấp hành luật lệ giao thông, khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy (kể cả xe đạp) luôn đội mũ bảo hiểm, không cần sự giám sát của nhà nước.
– Đã có ý kiến cho rằng tại các tuyến đường nội thành thì không nhất thiết phải đội mũ bảo hiểm do tốc độ xe máy, mô tô không cao. Điều này là không đúng. Vì cho dù là quãng đường ngắn, tốc độ chậm vẫn rất nguy hiểm, chỉ cần ngã ngang đập đầu xuống đất.  thì cũng có nguy cơ tử vong hoặc di chứng nặng nề với gia đình và xã hội. Và trong những lúc trời mưa, hoặc đường bụi bẩn, cát, gió…thì việc đội chiếc mũ bảo hiểm sẽ rất tốt cho người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là tốt cho mắt. Khi ra đường, cái đầu không được đội mũ bảo hiểm chả khác gì mang một quả trứng trên cổ, có thể vỡ lúc nào không hay. Chúng ta có biết sợ không ?​

Đội mũ bảo hiểm an toàn

 Đừng vì khó chịu khi chưa quen, đừng nghe ý kiến ai đó rèm pha chúng ta cho rằng khi đội nón là người sống “ngoài hành tinh”, đội “nồi cơm điện”,… Nếu có ai đó có “công kích” thì ta cứ chấp nhận:
•  Thà làm người “ngoài hành tinh” trong chốc lát còn hơn trở thành người “thiên cổ”! 
•  Thà đội “nồi cơm điện” để còn được dùng cơm với người thân còn hơn không bao giờ được ăn cơm nữa vì không đội “nồi cơm điện”. 
•  Cất nón ở đâu ? Mỗi người tự giải quyết! Không biết chỗ cất nón có nghĩa là sự chuẩn bị “cất mình” vào “nơi an nghỉ cuối cùng” và làm khổ người thân, xã hội. 
•  Không tiền mua nón? Nó đáng bao nhiêu với chiếc xe? Thà đừng có xe còn hơn có xe mà không có nón!
– Đừng vì hình thức bên ngoài … mà quên đi mạng sống của mình – nỗi khổ của người thân, gánh nặng xã hội.      

2. Các mặt tích cực và bất tiện cũng như hướng khắc phục của việc sử dụng nón bảo hiểm

– Tích cực: Hạn chế chấn thương sọ não (xin nhắc lại: chấn thương sọ não chiếm 46,67% các vụ tai nạn GT). Bất tiện: như chỗ gửi hoặc không tiện như đi ăn cưới, xem kịch…Khắc phục: Luôn để mũ trên xe, tránh việc quên không mang. Khi đã quen dùng thì sẽ trở thành thói quen tốt.
– Tích cực: Góp phần hạn chế những thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước và người dân. Bất tiện: Cản trở tầm nhìn. Khắc phục: Chọn mũ có kính chắn gió tốt. Vấn đề của Nhà sản xuất.
– Tích cực: Thể hiện thái độ chấp hành pháp luật và quy định Nhà nước của người dân. Bất tiện: Đội mũ không nghe được tiếng còi. Khắc phục: Chọn mũ che nửa đầu. Vấn đề của Nhà sản xuất.
– Tích cực: Tạo một hình ảnh đẹp, an toàn trong mắt bạn bè quốc tế. Bất tiện: Trông không đẹp. Khắc phục: Vấn đề của Nhà sản xuất
– Tích cực: Kích thích nhà sản xuất mũ bảo hiểm có những đầu tư, cải tiến mới, “có cầu ắt có cung”.  Bất tiện: Chất lượng mũ không tốt. Khắc phục: Vấn đề của Nhà sản xuất.
Như vậy, để mũ bảo hiểm không trở thành điều bất tiện cho người sử dụng thì vai trò của nhà sản xuất mũ bảo hiểm có vị trí quan trọng. Ngoài ra, cần sự tham gia, hỗ trợ tạo cơ chế của Nhà nước, nhà đầu tư, nhà sản xuất, nhà kinh doanh. 
1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy định pháp luật: khuyến khích các cơ sở kinh doanh mô tô, xe máy đảm nhận cả việc kinh doanh mũ bảo hiểm, quy định khi người dân khi mua xe máy, phải mua luôn cả mũ bảo hiểm, cho phép quảng cáo trên mũ bảo hiểm. Vì nếu như vậy thì một số đơn vị có nhu cầu quảng cáo sẽ đầu tư chi phí cho nhà sản xuất làm giảm giá thành chiếc mũ, có lợi cho người sử dụng.
2. Đối với nhà đầu tư : phải xem việc đầu tư cho sản xuất chiếc mũ bảo hiểm là mảnh đất “màu mỡ”, tiềm năng (ví dụ như loại mũ bảo hiểm dành cho trẻ em, hiện nay trên thị trường chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại). 
3. Đối với nhà sản xuất: các thành phần cấu thành cái mũ bảo hiểm cần đảm bảo: đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, sự phù hợp về giá cả, thời trang
4. Đối với nhà kinh doanh: Chỉ kinh doanh những chiếc mũ bảo hiểm đúng quy định, đúng tiêu chuẩn Việt Nam, phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu. Tư vấn, giúp đỡ khách hàng khi chọn mua mũ như chọn size mũ phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu của người mua. 

Tham khảo thêm: Chọn mũ bảo hiểm vừa vặn, đẹp và an toàn tuyệt đối. 

Để đặt mua số lượng lớn mũ bảo hiểm cho nhân viên, quà tặng sự kiện vui lòng liên hệ  Facebook

0937 677 882
0937677882
0
YOUR CART
  • No products in the cart.